Với tiêu chí cải thiện hiệu suất năng lượng, kính bức xạ thấp đã trở thành một bước tiến mới của ngành kiến trúc bền vững trong thời đại chuyển đổi xanh, hướng tới Net Zero.
Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới chuyển đổi xanh, không chỉ các ngành ô nhiễm chính như công nghiệp năng lượng, giao thông vận tải, hay hóa chất… mới phải chịu trách nhiệm về lượng phát thải của mình mà giờ đây tất cả các ngành cũng đều đã nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ giảm phát thải để hướng tới mục tiêu Net Zero – Phát thải ròng bằng 0. Không nằm ngoài xu thế đó, ngành kiến trúc cũng đang hướng tới những vật liệu sinh học và mang tính bền vững hơn.
Kính bức xạ thấp với ưu điểm cách nhiệt tốt
Là vật liệu có tính thẩm mỹ cao, ưu điểm vượt trội nên từ nhiều năm nay, kính đã trở thành vật liệu xây dựng phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại những quốc gia nhiệt đới có thời gian chiếu sáng hằng năm cao ngất ngưởng từ 1.700 – 2.500 giờ/ năm thì những tấm kính sẽ càng giống như những mồi lửa làm tăng nhiệt độ bên trong, cũng như làm tiêu tốn nhiều năng lượng vận hành tòa nhà hơn. Theo đo đạc, cửa sổ truyền thống có thể gây thất thoát 25 – 30% điện năng. Khoảng 30% các tòa nhà thương mai cũng bị thất thoát năng lượng do nhiệt truyền qua cửa sổ. Nắm bắt được nhược điểm này, vật liệu kính bức xạ thấp đã ra đời.
Là một trong những doanh nghiệp nhôm kính hàng đầu thế giới, Xingfa còn được biết đến với dòng kính bức xạ thấp Low E hay Low Emissivity được sản xuất trên dây chuyền công nghệ 4.0. Đây là dòng kính hiện đại được thiết kế lớp phủ đặc biệt có tính năng làm giảm bức xạ và cản nhiệt tốt. Trên thị trường hiện nay có hai loại lớp phủ giảm bức xạ là phủ mềm và phủ cứng. Tùy theo vị trí địa lý và tính chất thời tiết mà từng công trình kiến trúc sẽ lựa chọn loại kính Low E phù hợp.
Nếu như lớp phủ mềm có ưu điểm là cách nhiệt và chống tia hồng ngoại tốt thì lớp phủ cứng lại có điểm vượt trội là độ cứng và độ bền cao. Tuy nhiên, dù là phủ cứng hay phủ mềm vì kính Low E nhìn chung vẫn có hiệu suất năng lượng cao hơn hẳn so với những dòng kính phổ thông trên thị trường hiện nay.
Nhờ lớp phủ metalic siêu mỏng trên bề mặt, dòng kính bức xạ thấp Low E được nhiều công trình kiến ưa chuộng nhờ tính năng giữ nhiệt tốt trong môi trường nhiệt đới thất thường như ở Việt Nam. Cho dù vào mùa hè hay mùa đông, nhiệt độ trong phòng cũng luôn giữ được cân bằng để tránh tốn điện năng điều hòa. Ngoài ra, lớp phủ tối tân của kính Low E còn có khả năng chọn lọc quang phổ linh hoạt, vừa lọc được nhiệt hồng ngoại gây hại, vừa cho phép ánh sáng tự nhiên cần thiết đi qua. Vì thế, hơn cả vấn đề về tính thẩm mỹ, kính Low E còn giúp bảo vệ thiết bị nội thất cũng như sức khỏe con người trong bên công trình kiến trúc.
Vật liệu bền vững hướng tới một hành tinh xanh
Trên thực tế, có tới 40% dấu chân carbon của các quốc gia đến từ năng lượng. Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện năng của con người, đặc biệt là các tòa nhà ngày một tăng cao thì việc tiết kiệm điện năng là điều hết sức cần thiết. Với ưu điểm cách nhiệt tốt, kính Low E sẽ giúp nội thất mát hơn vào mùa nóng và ấm hơn vào mùa lạnh, từ đó giảm sự phụ thuộc vào hệ thống điều hòa nóng – lạnh.
Hướng tới nền tảng kiến trúc bền vững hạn chế phát thải, Xingfa đã và đang góp phần không nhỏ vào mục tiêu trung hòa carbon toàn cầu. Việc sử dụng các vật liệu mang tính bền vững trong xây dựng và kiến trúc là điều rất cần thiết để có thể cắt giảm được khí thải carbon gây hại cho hệ thống khí quyển Trái đất.
Giờ đây việc tích hợp những vật liệu bền vững như kính Low E vào các thiết kế có thể cải thiện đáng kể hiệu suất điện năng cũng như tác động của mỗi công trình kiến trúc đến môi trường. Tuy nhiên, để ngành sản xuất vật liệu kính trở nên bền vững hơn trong tương lai thì toàn bộ vòng đời từ sản xuất, sử dụng và thải bỏ vẫn cần được áp dụng toàn diện những giải pháp thân thiện hơn nữa nữa. Toàn bộ quy trình vẫn phải đảm bảo yếu tố tác động đến môi trường ít nhất có thể. Có như vậy, mục tiêu hướng tới Net Zero và một hành tinh xanh cho thế hệ tương lai mới có thể trở thành hiện thực.