14/06/2023

Ứng dụng công nghệ đổi mới giữa các nước vùng Langcang Mekong

Ngày 12/6/2023, các chuyên gia của Việt Nam đến từ trường Đại học Công nghiệp TP.HCM và trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm (Đà Nẵng) có dịp tham dự “Chương trình giao lưu thúc đẩy giá trị và năng lực sản xuất nông sản thực phẩm ứng dụng công nghệ đổi mới giữa các nước vùng Langcang Mekong” do Cục Nghiên cứu và Đổi mới (DRI) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Myanmar tổ chức. 

Cục nghiên cứu và đổi mới (DRI) thuộc Bộ khoa học và công nghệ Myanmar chủ yếu liên quan đến các hoạt động khoa học và công nghệ trong đó nghiên cứu ứng dụng thực phẩm là một trong những hoạt động chính trong DRI. Các nghiên cứu ứng dụng đó chủ yếu gắn với phát triển sản phẩm giá trị gia tăng. Sau đó, các công nghệ/quy trình kết quả được chuyển giao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ (MSME) tại địa phương và các nhà sản xuất tư nhân.

Do nhu cầu cao về chuyển giao công nghệ thực phẩm và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, việc thực hiện chương trình trao đổi như vậy giữa các quốc gia Lancang Mekong, là các quốc gia nông nghiệp dư thừa lương thực, sản xuất đủ số lượng gạo, đậu và nhiều loại thực phẩm khác hàng hóa để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong nước, khu vực và toàn cầu.

“Chương trình giao lưu thúc đẩy giá trị và năng lực sản xuất nông sản thực phẩm ứng dụng công nghệ đổi mới giữa các nước vùng Langcang Mekong” được diễn ra trong 5 ngày đào tạo từ 12 – 14/6/2023 bởi các chuyên gia đến từ Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Myanmar phát biểu chào mừng

Mục tiêu của chương trình là cầu nối trao đổi công nghệ sản xuất thực phẩm đổi mới hiện có của mỗi nước với các nước trong khu vực, nâng cao năng lực sản xuất giá trị sản xuất nông sản thực phẩm thông qua trao đổi kinh nghiệm và thực hành tốt nhất đồng thời Thúc đẩy việc chia sẻ kiến ​​thức/công nghệ cho những MSME địa phương bởi những người được đào tạo.

Đến từ Việt Nam, có sự góp mặt của TS. Bùi Hồng Quân, Giảng viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đồng thời là Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam – EPMA; ThS. Lưu Huyền Trang, Giảng viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM; ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương, Giảng viên trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm (Đà Nẵng). Các chuyên gia mang đến chương trình nội dung về “Chuỗi giá trị từ hoa bụt giấm Hibiscus”.

Phần trình bày “Chuỗi giá trị từ hoa bụt giấm Hibiscus” đến từ các chuyên gia của Việt Nam

Mở đầu, TS. Bùi Hồng Quân phát biểu chào mừng Chương trình giao lưu thúc đẩy giá trị và năng lực sản xuất nông sản thực phẩm ứng dụng công nghệ đổi mới giữa các nước vùng Langcang Mekong. Ông chia sẻ về tầm quan trọng của việc trồng hoa bụt giấm hữu cơ và giá trị kinh tế của hoa bụp giấm trên thế giới. Tiến sĩ cũng nói rõ lý do chọn đề tài này để giới thiệu cho các bạn Myanmar.

TS. Bùi Hồng Quân – Ủy viên Ban Thường vụ EPMA chia sẻ về giá trị kinh tế của hoa bụt giấm

Tiếp theo, ThS. Lưu Huyền Trang trình bày về các công dụng của hoa bụt giấm đối với sức khỏe của con người. Từ các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra nhiều những công dụng và những hoạt chất trong hoa bụt giấm. Qua đó, ThS. Lưu Huyền Trang đã đề xuất về Phương pháp trồng hoa bụt giấm, thu hái, bảo quản sau thu hái và trình bày một số phương pháp để chế biến hoa bụt giấm.

ThS. Lưu Huyền Trang chia sẻ về loài hoa bụt giấm

ThS. Lưu Huyền Trang nhấn mạnh về vai trò của việc thu nhận chất màu tự nhiên từ hoa bụt giấm. Ngoài ra, Bà còn nhấn mạnh đến vai trò của dầu trong hạt hoa bụt giấm. Các thành phần của dầu trong hạt của bụt giấm có rất nhiều tác dụng đối với đời sống của con người.

Tiếp theo, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương đã trình bày về các phương pháp chế biến trà từ cây hoa bụt giấm. ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương đã trình bày nhiều Quy trình với các thông số kỹ thuật trong phương pháp này.

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương (góc trên cùng bên phải) đang trao đổi với người tham gia

Cuối cùng, Tiến sĩ Bùi Hồng Quân trình bày về cách thu nhận sợi từ cây hoa bụt giấm. Ông đã nhấn mạnh về vai trò của sợi này đối với nhân loại. Loại sợi này có giá trị Kinh tế rất lớn rất lớn chỉ đứng thứ 2 sau sợi đay. Ngoài ra, rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu tạo composite từ các loại sợi từ hoa bụt giấm. Đồng thời nanocellulose từ sợi này cũng có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Quang Phát

Bài viết liên quan